Phần mềm kiểm tra lỗi card màn hình là một trong những ứng dụng cực kỳ quan trọng giúp cho các bạn có thể xem được thông tin phần cứng. Nếu như các bạn đang cần sử dụng Windows và chơi game thì sẽ biết được card có đủ mạnh hay không. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Doithuongpro tìm hiểu về những phần mềm kiểm tra lỗi card màn hình tốt nhất hiện nay nhé!
Mục Lục Bài Viết
Card màn hình là gì?
Card màn hình là một bộ phận đóng vai trò quan trọng của máy tính. Hiểu một cách đơn giản thì card màn hình dùng để xuất hình ảnh ra màn hình. Vì thế, nếu như linh kiện này càng xịn thì những hình ảnh mà nó xuất ra sẽ càng đẹp và nét.
Tuy nhiên, card màn hình cứ không phải đắt tiền thì sẽ cho hình ảnh đẹp. Có nhiều yếu tố phụ thuộc vào CPU, RAM… hay những linh kiện đi kèm khác nữa. Chỉ khi có sự phối hợp hài hòa, đúng năng suất thì linh kiện này mới có thể hoạt động tối đa công suất của mình được.
Hiện nay, card màn hình có 2 dạng là card màn hình rời và onboard. Card rời sẽ có hiệu năng cao hơn nhưng giá thành cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Có nhiều loại card rời cực mạnh và thậm chí rằng đèn led RGB 16.8 triệu với màu sắc đẹp lung linh. Cũng chính vì thế mà linh kiện này đã có nhiều loại lên đến hàng trăm triệu đồng.
Tính năng của card màn hình
Phân tích và xử lý dữ liệu: Tính năng này tương đối quan trọng và quyết định đến nhiệm vụ hiển thị của mỗi điểm ảnh. Màn hình càng sắc nét, công nghẹ càng cao thì sẽ có càng nhiều điểm ảnh. Cũng chính vì thế mà càng cần có một chiếc card màn hình hiện đại để xử lý tốt những thông tin này.
Lưu trữ thông tin mỗi pixel
Tính năng lưu trữ thông tin hình ảnh sẽ giúp cho việc hiển thị hình ảnh trên mỗi pixcel hiệu quả hơn. Ghép chúng tại thì ta sẽ được những bức hình và video hoàn chỉnh. Cũng giống như hình ảnh sẽ được render xong và được lưu trữ.
Kết nối với màn hình
Tính năng này sẽ có rất nhiều cách để kết nối khác nhau. Trong đó cổng HDMI được xem là khá thông dụng hiện nay và được sử dụng nhiều nhất. Hiển thị hình ảnh với nhiều độ phân giải, trong đó có 2k, 4k, HD, full HD và có thể cao hơn nữa.
Những tính năng này sẽ luôn phải có trên các mẫu card màn hình. Còn đối với những linh kiện và sản phẩm cao cấp thì sẽ luôn được trang bị thêm nhiều tính năng đặc biệt khác, giúp cho việc render hình ảnh, video hay game được tốt hơn.
Sự khác nhau giữa card onboard và card màn hình rời
Về giá thành
Card màn hình rời luôn có mức giá cao hơn card onboard. Cũng chính vì thế mà những chiếc máy tính văn phòng với mức giá rẻ sẽ thường loại bỏ linh kiện này. Bởi nó vừa giúp hạ giá thành sản phẩm, vừa cho ra những sản phẩm giá tốt hơn trên thị trường.
Về sự ổn định
Nếu như hoạt động tác vụ nhẹ thì card onboard luôn có sự ổn định cao hơn, gặp ít lỗi và được tối ưu hóa cho chipset hơn. Tuy nhiên, đối với những hoạt động tác vụ nặng thì nó sẽ gây ra tình trạng nóng và ít được tản nhiệt.
Trong khi đó thì card màn hình rơi sẽ có thể được trang bị thêm 1, 2 cho đến 3 fan (quạt gió). Điều này cho phép hiệu năng được hoạt động tốt hơn nhưng độ tương thích lại không bằng card tích hợp nên đôi ki sẽ xảy ra xung đột và lỗi.
Về việc chiếm tài nguyên
Card onboard sẽ sử dụng chung với RAM trên máy. Chính vì thế mà trong thời gian lâu dài sẽ gây ra việc tốn tài nguyên, khiến cho máy hoạt động chậm đi. Chính vì thế, hiện tượng mà người dùng thường thấy nhất khi quá tải là treo máy.
Còn đối với card màn hình rời thì nó sử dụng GPU bộ nhớ VRAM chuyên dụng. Chính vì thế mà nó sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống máy tính, giúp cho máy hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn khi xử lý các tác vụ hình ảnh.
Về khả năng hoạt động
Như đã nói ở trên, card onboard chỉ hoạt động được tác vụ nhẹ, văn phòng và khả năng render chỉ ở mức bình thường mà thôi. Còn đối với card màn hình rơi thì các bạn có thể chạy các tác vụ nặng thoải mái, xử lý hình ảnh cực tốt và chơi được nhiều game nặng.
Dựa vào nhu cầu của từng người để đưa ra sự lựa chọn loại card phù hợp cho mình. Hầu hết các máy tính văn phòng sẽ không có card màn hình rời. Tuy nhiên, card onboard chiếm trên 90% thiết bị máy tính và con số này lên đến 100% đối với laptop. Chính vì thế mà nó vẫn thông dụng và phổ biến hơn rất nhiều.
Cách kiểm tra máy tính có sử dụng card màn hình hay không
Cách 1: Sử dụng Directx Diagnostic Tool
Cách sử dụng cực kỳ đơn giản. Các bạn chỉ cần nhấn nút Start rồi chọn Run hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + R. Sau đó, điền “dxdiag” vào cửa sổ hiện ra rồi nhấn Enter.
Trong hộp thoại hiện lên, tại thẻ Display, nếu như hiện Intel(R) HD Graphics thì có nghĩa là card onboard. Còn nếu như hiện ATI, NVIDIA, AMD thì đây chính là card màn hình rời.
Cách 2: Cách thực hiện truyền thống
Các bạn chỉ cân nhấn chuột phải vào màn hình là đã hiển thị đầy đủ thông tin rồi. Nếu như là card onboard thì thường sẽ hiển thị Graphics… biểu tượng Intel. Còn nếu như card rời thì sẽ hiện một số biểu tượng của từng hãng. Thông thường, thì máy sẽ hiện cả 2 biểu tượng này.
Cách 3: Xem trên vỏ máy
Thông thường, những chiếc máy cũ thì các bạn đã bóc ra rồi. Nhưng đối với những chiếc máy mới thì các bạn có thể xem được các loại card màn hình đó.
Cách 4: Sử dụng phần mềm kiểm tra card màn hình
Những phần mềm này sẽ giúp cho các bạn xem nhanh chóng và dễ dàng các thông số card màn hình. Các bạn chỉ cần nhấn tải và cài đặt, rồi chọn mục Graphics Card sẽ hiển thị toàn bộ thông số của card màn hình máy tính.
Những phần mềm kiểm tra lỗi card màn hình
Phần mềm CPU Z
CPU Z luôn được nhiều người dùng tin tưởng và lựa chọn để kiểm tra thông số VGA. Các bạn chỉ cần tải rồi cài đặt sẽ dễ dàng kiểm tra mọi thông số từ VGA. Trong đó, sẽ có thể kiểm tra được nhiệt độ, load bao nhiêu % hay dung lượng đã sử dụng…
Trong đó, các bạn có thể sử dụng Bus Interface rồi sau đó nhấp chuột vào Star Render Test. Chỉ cần 15 phút là các bạn đã có thể xem được tốc độ quạt, % hoạt động và nhiệt độ.
Nếu như không có gì bất thường thì có nghĩa là VGA hoạt động bình thường. Còn nếu như nóng hoặc phát ra tiếng lạ thì hãy kiểm tra lại nhé.
Link tải phần mềm: https://download.com.vn/download/cpu-z-32-bit-5790
Ưu điểm của CPU Z
- Kiểm tra thông tin phần cứng nhanh chóng
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
- Là phần mềm miễn phí
- Có thể kiểm tra bản Update cho BIOS, Drivers
Nhược điểm
- Dữ liệu hiển thị không đi kèm giải thích sẽ khó khăn với những người không am hiểu về máy tính
Phần mềm kiểm tra lỗi card màn hình FurMark
FurMark sẽ giúp đo điểm cũng như đánh giá card phần mềm. Phần mềm này được đánh giá cực kỳ cao với nhiều tính năng vượt trội như:
- GPU stress test: giúp kiểm tra mức chịu đựng full load
- Gpu benmark: kiểm tra điểm của GPU
- Custom preset: kiểm tra điểm GPU tùy chỉnh
- GPU Shark: xem chi tiết về card
- GPU Z: mở phần mềm GPU Z.
Nếu như các bạn sử dụng GPU Stress để test trong vòng từ 15 – 20 phút có thể đánh giá được card màn hình đang sử dụng. Trong đó, nhiệt độ 60 – 70 độ là binh thường. Còn nếu như lên quá cao thì hãy dừng bài test và kiểm tra lại card nhé.
Link tải: https://geeks3d.com/furmark/
Một số lưu ý khi chọn card màn hình
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như khả năng kinh tế hiện có để đưa ra lựa chọn card màn hình phù hợp. Cụ thể như sau:
Game thủ
Game thủ nói chung và những người thích chơi game nặng thì phải cần đến màn hình rời. Trong đó, các sản phẩm của AMD hay NVIDIA được chọn lựa nhiều nhất. Hiện nay, các sản phẩm này có giá dao động từ 100.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ tùy theo cũ hay mới.
Dân thiết kế đồ họa
Yêu cầu đối với ngành thiết kế đồ họa thường rất cao nên họ đòi hỏi những mẫu card rời có khả năng render tốt. Và 1 trong những card thường được dân đồ họa ưa chuộng nhất là Quadro – một sản phẩm có giá thành tương đối đắt đỏ.
Người sử dụng bình thường
Nếu như các bạn không cần sử dụng đến các tác vụ nặng, không chơi game hay render video thì có thể sử dụng card onboard là đủ cho những nhu cầu bình thường rồi.
Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn đầy đủ và chi tiết các phần mềm kiểm tra lỗi card màn hình. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho các bạn trong quá trình chơi. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của chúng tôi!